Dòng vốn FDI ổn định và tiềm năng trở thành Trung Quốc +1 khiến …

30.09.2024

Mỹ và Trung Quốc đang tranh cãi về một loạt vấn đề, từ đảo Đài Loan, căng thẳng Ukraina đến công nghệ, kéo các đồng minh vào cuộc cạnh tranh nóng này và có tác động đến các công ty nội địa cũng như quan hệ thương mại song phương. Sau quyết định của Bắc Kinh về việc cấm nhà sản xuất chip Micron Technology có trụ sở tại bang Idaho, Mỹ bán sản phẩm cho các công ty nội địa của Trung Quốc vì lí do an ninh mạng, căng thẳng giữa hai bên càng leo thang căng thẳng. Trong bối cảnh đó, đâu mới là bên được hưởng lợi?

1.     Hợp tác Nga – Trung đẩy Trung Quốc khỏi ngôi vương “công xưởng thế giới”

Nhìn lại năm 2022 và nửa đầu 2023, việc hợp tác chiến lược toàn cầu giữa Nga và Trung cùng hàng loạt chuyến thăm của hai cường quốc này diễn ra cùng lúc với thời điểm Trung Quốc đang nỗ lực ráo riết thu hút đầu tư nước ngoài hậu Zero Covid. Hai sự kiện này tưởng như không liên quan nhưng thực tế lại đem đến những nguy cơ tiềm ẩn cho đất nước tỷ dân.

Hiện tại, chính quyền địa phương đang tìm đủ cách để thu hút đầu tư nước ngoài thông qua hàng loạt các sự kiện xúc tiến kinh doanh và thúc đẩy đầu tư tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến. Bộ Thương Mại Trung Quốc cũng đã khởi động một loạt hoạt động quảng bá với khẩu hiệu “Đầu tư vào năm Trung Quốc” thông qua các sự kiện tại hàng chục địa điểm trên khắp đất nước, cũng như tại Saudi Arabia, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tất cả các hoạt động trên được kỳ vọng sẽ mang tới nguồn vốn đầu tư nước ngoài, giúp Trung Quốc khắc phục các thiệt hại về kinh tế gây ra bởi các chính sách Zero-Covid trong 3 năm qua.

Lo ngại về các lệnh trừng phạt, nhiều công ty lớn dịch chuyển kho xưởng của mình đến các nước khác

Trong bối cảnh đó, sự ủng hộ bền chặt của Trung Quốc với Nga cũng như tình hình căng thẳng Mỹ – Trung lại khiến các nhà đầu tư nước ngoài không còn quá mặn mà với thị trường Trung Quốc. Cụ thể, trong quý I/2023, các doanh nghiệp Đài Loan, Mỹ và Phương Tây đều cắt giảm tiếp xúc với thị trường Trung Quốc đồng thời tăng tốc đầu tư ở các khu vực khác, bao gồm Đông Nam Á. Việc này khiến một lượng lớn các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc phải đóng cửa, ngừng hoạt động và ngừng tuyển dụng công nhân, từ đó gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế và tình hình việc làm của Trung Quốc. Đây là tín hiệu cho thấy căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đang định hình lại các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các doanh nghiệp quốc tế lần lượt rút khỏi thị trường Trung Quốc

Tuy nhiên, không chỉ các doanh nghiệp nước ngoài, các công ty Trung Quốc cũng đang buộc phải thay đổi chuỗi cung ứng của mình trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị sau sự kiện Ukraine và xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang… Một số nhà sản xuất Trung Quốc cho biết các khách hàng Mỹ hay Phương Tây của họ có yêu cầu cụ thể rằng các doanh nghiệp phải xây dựng nhà máy bên ngoài Trung Quốc, ví dụ như ở Thái Lan hay Việt Nam, thì mới tiếp tục hợp tác. Tình cảnh này buộc các doanh nghiệp nội địa Trung Quốc cũng phải tìm đường thoát ra khỏi chính quê hương của mình để tránh rơi vào tình cảnh khó khăn.

2. Làn sóng dịch chuyển mạnh mẽ và chiến lược Trung Quốc +1 lên ngôi, ai là người hưởng lợi?

Việt Nam là điểm đến lý tưởng trong chiến lược Trung Quốc +1 của các nhà đầu tư nước ngoài

Có thể thấy ngay Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất từ việc các nhà máy rời khỏi Trung Quốc nhờ có các hiệp định thương mại tự do với khối ASEAN, hiệp định thương mại ưu đãi với nhiều nước châu Á và EU cũng như Mỹ. Đầu năm nay, công ty Apple (Mỹ) đang chuyển dây chuyền sản xuất MacBook từ Trung Quốc sang Việt Nam với sự hỗ trợ của nhà cung cấp Foxconn. Foxconn đã thuê 50,5ha đất ở Bắc Giang vào tháng 8 năm ngoái để làm dự án mới có tổng đầu tư trị giá 300 triệu USD. Dự kiến máy tính MacBooks sẽ bắt đầu được sản xuất tại Việt Nam từ giữa năm 2023. Động thái này đã kéo theo một số tập đoàn lớn đang có ý định đầu tư vào sản xuất chip bán dẫn tại Việt Nam.

Chiến lược tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay tập trung vào việc sản xuất các sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ và các nước phát triển khác. Phần lớn các công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam đều đang đóng góp vào nỗ lực đó Gần như tất cả các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam đều nhằm mục đích xuất khẩu, đặc biệt là sang Mỹ – một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (chiếm hơn 1/4 kim ngạch xuất khẩu).

Không chỉ những doanh nghiệp công nghệ như Apple cảm thấy áp lực của cái được gọi là Trung Quốc+1: thúc đẩy thành lập ít nhất một nhà máy bên ngoài trụ sở chính của Trung Quốc, như Ấn Độ và Việt Nam. Phần lớn các nhà sản xuất linh kiện ô tô Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các khách hàng nước ngoài trong việc họ muốn thành lập các nhà máy tại Việt Nam khi căng thẳng thương mại leo thang và hầu hết các doanh nghiệp “cảnh giác” với việc phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Công ty Sunrise Elc Technology của Trung Quốc, công ty cung cấp linh kiện điện cho nhà sản xuất phụ tùng ô tô Robert Bosch GmbH của Đức và Panasonic Holdings Corp. của Nhật Bản, đã thành lập một nhà máy tại Việt Nam để sản xuất hộp giải mã tín hiệu số cho thị trường tiêu dùng nước ngoài.

Tìm kiếm nguồn cung đất công nghiệp tại Việt Nam – bài toán mới của các doanh nghiệp FDI

Tuy nhiên, hiện nay việc tìm kiếm nguồn cung đất công nghiệp đang trở thành bài toán khó cho các doanh nghiệp, khi tỉ lệ lấp đầy ở các KCN luôn đạt mức cao. Tại một số tỉnh phía Nam như Bình Dương hay Đồng Nai, tỉ lệ lấp đầy luôn đạt mức trên 95%. Còn phía Bắc, các tỉnh có thị trường BĐS công nghiệp phát triển như Bắc Giang và Hải Dương đều có nguồn cầu cao với tỉ lệ lấp đầy từ 96% – 99%.

Trong tình hình nguồn cung các khu công nghiệp hiện nay dần được lấp đầy thì năm 2021, Hải Dương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư 6 khu công nghiệp mới với tổng diện tích gần 1.135 ha nằm ở các huyện: Cẩm Giàng, Gia Lộc, Bình Giang, Nam Sách và Kim Thành. Đây là nguồn dư địa lớn trong thu hút đầu tư, nhất là trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang có xu hướng chuyển dịch dòng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Dự án KCN Kim Thành nằm tại vị trí đắc địa trên tuyến đường trục chính Bắc – Nam và Quốc lộ 5A

Trong đó, khu công nghiệp Kim Thành do COMA 18 làm chủ đầu tư đang là điểm sáng tại tỉnh này khi nằm ở vị trí đắc địa trên mặt đường quốc lộ 5A và cách cảng Hải Phòng 30km, nằm cách quốc lộ 5B 2km và cách thủ đô Hà Nội chỉ 80km. Với quy mô 165ha và tổng mức đầu tư khoảng 2000 tỉ, Kim Thành được định hướng thu hút doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực: công nghệ thông tin, chế tạo máy cơ khí chính xác, sản xuất hàng gia dụng, điện, điện tử… với hàm lượng công nghệ cao, công nghệ sạch. Đây hứa hẹn sẽ là một trong những dự án nổi bật đi theo hướng khu công nghiệp xanh thân thiện với môi trường, trong bối cảnh phát triển bền vững đang là kim chỉ nam khi các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn điểm dừng chân tại thị trường Việt Nam.

Các bài viết có thể bạn quan tâm

Khu Công Nghiệp Kim Thành Tăng Sức Bật Cho Bất Động Sản Công Nghiệp Hải Dương

Chính Sách Độc Quyền Của Dự Án Khu Công Nghiệp Kim Thành Vừa qua, tỉnh Hải Dương phê duyệt...
Với định hướng trở thành khu công nghiệp xanh đạt chuẩn quốc tế, Khu công nghiệp (KCN) Kim Thành...
Dự án Khu công nghiệp Kim Thành – khu công nghiệp định hướng chuẩn quốc tế áp dụng các...